Chúng ta đều biết 30 tết là ngày mà cả gia đình sum họp quây quần cùng nhau, tổ chức bữa cơm cuối năm và chào đón năm mới, gọi là lễ tất niên. Đây là dịp mà ông bà, cha mẹ và con cháu, họ hàng gần xa được gặp mặt nhau đầy đủ, cùng nhau hỏi thăm và kể cho nhau nghe những việc đã trải qua trong một năm vừa qua. Sau đó là cùng nhau nấu bánh chưng, đón giao thừa và đặc biệt là không thiếu phong tục truyền thống cúng tất niên của người Việt Nam. Và cách bày biện mâm cúng sao cho chuẩn thì chưa hẳn ai cũng biết, chúng ta cùng tìm hiểu cúng 30 như thế nào cho đúng nhé !
Sắm lễ bày biện mâm cúng 30 như thế nào? Mâm lễ sẽ bao gồm các vật
Trước ngày Tết thì Việt Nam có phong tục như cúng Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch và cúng Tất niên vào ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp âm lịch. Vì tết truyền thống Việt Nam tính theo âm lịch nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch hay còn gọi là Tết Tây. Vì theo quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch nên ngày đầu năm dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch.
Trước khi chúng ta đọc văn khấn lễ cúng 30 như thế nào thì cần tìm hiểu cách bày biện lễ vật bao gồm hương hoa, bánh kẹo, vàng mã giấy tiền và mâm ngũ quả, đèn nến, trầu cau, trà rượu, bánh chưng. Bên cạnh đó không thiếu mâm cỗ mặn bao gồm các món ăn ngày tết được chế biến thơm ngon, trang trí đẹp mắt và đầy đặn. Mâm cỗ cúng chúng ta sẽ đặt trên bàn phía dưới, trên bàn thờ chính để hoa tươi, mâm ngũ quả, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng.
Bài văn khấn lễ
Bài văn khấn lễ 1 tham khảo:
Nam mô a-di-đà Phật !
Nam mô a-di-đà Phật !
Nam mô a-di-đà Phật !
Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ và chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …..
Tín chủ (chúng) con là : …… (Tên gia chủ)
Ngụ tại địa chỉ: ……
Trước án kính cẩn thưa trình:
Đông tàn sắp hết
Năm kiệt tháng cùng
Xuân tiết gần kề
Minh niên sắp tới
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa cùng với cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên đặng dâng cúng Thiên địa tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô a-di-đà Phật !
Nam mô a-di-đà Phật !
Nam mô a-di-đà Phật !
(Lạy 3 lạy).
Bài văn khấn lễ 2 tham khảo
Nam mô a-di-đà Phật !
Nam mô a-di-đà Phật !
Nam mô a-di-đà Phật !
(Lạy 3 lạy).
Con lạy 9 phương, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con lạy quan bộ binh hành khiển đương niên năm …..
Tín chủ (chúng) con là: …… (Tên gia chủ)
Hiện đang ngụ tại địa chỉ:…..
Hôm nay là ngày 30 tết năm……
Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kính dâng lên quan bộ binh khiển đương niên năm…… Con xin quan chứng tâm chứng lễ, độ cho gia đình bước sang năm mới được mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.
9 tháng đông 3 tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại, buôn bán làm ăn gặp nhiều may mắn, độ cho con cháu nội ngoại được khoẻ mạnh, chăm ngoan học giỏi, vâng lời cha mẹ.
Con xin quan độ cho đại gia đình chúng con sang năm…… được:
An khang thịnh vượng, Như tâm sở ý, Như nguyện sở cầu.
Nam mô a-di-đà Phật !
Nam mô a-di-đà Phật !
Nam mô a-di-đà Phật !
(Lạy 3 lạy).
Cúng 30 và những điều cấm kỵ.
Khi cúng, dâng lễ vật không được dùng lễ vật giả như hoa, trái cây, nến,…vì đây là điều tối kỵ được coi như sự giả dối, không thành tâm và mạo phạm các thần linh, tổ tiên gia đình.Bên cạnh đó tránh làm đổ vỡ, theo như ông bà xưa thường bảo đổ vỡ mang đến những tranh cãi, vận xui cho gia đình.
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ 2 bài văn khấn tham khảo để bạn biết cách cúng 30 như thế nào, hi vọng bài viết sẽ giúp ích thêm thông tin cho mọi người về cách bày biện mâm cỗ để có một lễ Tết đủ đầy và ấm cúng.